4 công thức quản lý rủi ro trong trading sẽ giúp nhà đầu tư có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần và tài chính, từ đó có thể bám trụ lâu với biến động thị trường.
Trong quá trình trading, dù bạn đang đầu tư lĩnh vực nào: forex, hàng hóa, tiền điện tử, chứng khoán, những rủi ro cũng là khó tránh khỏi. Một nhà đầu tư khôn ngoan cần phải biết được chiến lược quản lý rủi ro trong trading. Dưới đây là 4 công thức vàng có thể giúp bạn ứng phó được mọi tình huống.
Trong bài viết này
Tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong trading
Rủi ro xuất hiện làm nhà đầu tư mất một phần hoặc mất toàn bộ vốn. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể khiến trader không đủ năng lực quay trở lại thị trường.
Quản lý rủi ro trong trading chính là một trong những nội dung quan trọng khi giao dịch. Trên thị trường tài chính online, bạn có thể đang giao dịch bất cứ loại sản phẩm nào. Tuy nhiên, nếu bạn không thể quản lý được số vốn của mình, bạn không thể có được thành công như mong muốn.
Quản lý rủi ro đặc biệt ý nghĩa:
- Nắm được mức thua lỗ cụ thể cho từng khoản giao dịch
- Kiểm soát được cảm xúc khi giao dịch
- Hạn chế thua lỗ ở mức thấp nhất
- Bảo toàn được tài sản, số vốn, đảm bảo cho hành trình đầu tư lâu dài
- Tối ưu được khoản lợi nhuận thu được.
Có rất nhiều rủi ro ở thị trường forex. Từ rủi ro hệ thống, sự cố mạng, sự cố sàn giao dịch… Ở nội dung này, chúng ta sẽ tập trung phân tích rủi ro về vốn. Và đồng thời, tìm công thức giúp trader có được thành công với cách quản lý vốn tốt nhất.

4 công thức quản lý rủi ro trong trading giúp bạn giao dịch an toàn
Hiểu được tầm quan trọng của quản trị rủi ro, vậy bạn đã biết cách để kiểm soát rủi ro tốt nhất chưa? Có hàng chục bí quyết được các nhà đầu tư truyền lại. Trong đó, 4 chiến lược dưới đây được xem là kim chỉ nam cho mọi khoản đầu tư:
Không nên nhồi lệnh khi đang có lời
Nguyên tắc quản lý rủi ro trong trading đầu tiên chính là bạn phải biết mình nên làm gì khi có lời liên tục.
Lợi nhuận liên tục là một bức tranh xán lạn mà ai cũng mong muốn. Khi bạn đạt được một chuỗi thắng dài, cảm giác phấn khích xuất hiện. Bạn có thể xuất hiện kiểu tâm lý lòng tham.
Lệnh mới được thiết lập, stoploss của lệnh cũ lại được dời đi với mong muốn có thật nhiều lợi nhuận hơn. Đu theo xu hướng kiểu này có thể khiến bạn trả giá. Chỉ cần một biến động của thị trường, tất cả những gì đang tạo dựng được nhanh chóng đổ biển đổ sông.
Mẹo hữu ích là thay vì dồn lệnh với khối lượng lớn, hãy chia nhỏ các lệnh ra. Khi có lệnh rất nhỏ, rủi ro cũng được giảm thiểu. Còn nếu có được một sóng dài thì bạn sẽ nhận được lợi nhuận cộng gộp vô cùng lớn.
Hoặc cách khác an toàn hơn, bạn nên ngừng giao dịch khi đang đạt được chuỗi lợi nhuận lớn. Hãy để bản thân tạm nghỉ ngơi sau một thời gian căng thẳng bám sát thị trường.
Và khi dừng lại, cảm xúc của bạn cũng sẽ có cơ hội cân bằng lại. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ có được sự tỉnh táo cần thiết để có thể quay trở lại và giao dịch chắc chắn hơn. Đây không chỉ là cách quản trị rủi ro khi giao dịch. Nó còn là chân ái để bạn bảo toàn lợi nhuận ở mức cao nhất.

Stop Loss: Thần chú quản lý rủi ro quan trọng nhất
Nếu bạn đi tìm công thức quản lý rủi ro, thì Stop Loss chính là công thức hoàn hảo nhất.
Không ai có thể tự tin rằng mình có được 100% tỷ lệ giao dịch thắng. Do đó, chọn một công cụ hữu ích giúp giảm thiểu thua thiệt là điều quan trọng. Stoploss chính là chìa khóa để hạn chế thua lỗ.
Nói đúng hơn, đặt Stop Loss sẽ giúp bạn thoát khỏi tình cảnh cháy tài khoản. Nó sẽ giới hạn hạn mức thua lỗ của bạn khi tham gia thị trường.
Stop Loss được đặt xa hay gần tùy vào mức độ tự tin của mỗi nhà giao dịch. Tuy nhiên, an toàn nhất là bạn nên dùng nó với nguyên tắc nhất định. Nó cần được thiết lập phù hợp với tỷ lệ lời lỗ 1:2 hoặc 1:3.
Khi khả năng chịu thua lỗ của bạn ở mức gấp 2 hoặc gấp 3 lợi nhuận, cơ hội có lời cũng sẽ cao hơn. Bạn sẽ đủ sức chịu đựng biến động sóng nhỏ để chờ thị trường quay trở lại dự đoán.
Stoploss có thể áp dụng cho giao dịch nào? Mọi phong cách giao dịch. Dù là bạn giao dịch lướt sóng với các lệnh khối lượng nhỏ hay giao dịch dài hạn với số vốn lớn.
Không đặt Stop Loss, cũng giống như bạn đi mà không tìm hiểu đường đi trước vậy. Các rủi ro thường trực và có thể đánh bay bạn ra khỏi thị trường. Mọi nền tảng giao dịch đều có công cụ này, hãy sử dụng nó như một thói quen giao dịch của mình.
Phân bổ số vốn vào các kênh giao dịch với tỷ lệ hợp lý
Bạn có thể có nhiều kênh giao dịch. Mỗi kênh giao dịch sẽ có tỷ lệ lời lỗ khác nhau. Và một người biết quản lý rủi ro trong trading hiệu quả là cần biết nên phân bổ nguồn vốn của mình như thế nào.
Tập trung nhiều vào những kênh giao dịch có lời. Hạn chế đổ vốn vào các kênh thua lỗ trượt dài. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại không nhiều trader thực hiện được.
Nhiều nhà đầu tư có xu hướng đổ vốn thật nhiều vào các kênh thua lỗ. Họ mong muốn tìm kiếm lợi nhuận và “phục thù”. Trong khi đó, họ quên mất rằng họ có thể trượt dài trong tâm lý này.
Thủ thuật phân bổ vốn là một nghệ thuật sử dụng vốn. Nguồn vốn của bạn được xử lý hiệu quả hay không, tồn tại lâu hay mau chóng biến mất phụ thuộc điều này. Do đó, hãy từng bước học cách phân bổ vốn. Nó cũng quan trọng không kém việc sử dụng bao nhiêu vốn cho từng giao dịch.

Giao dịch khi thua lỗ liên tiếp
Khi bạn gặp thua lỗ liên tiếp, bạn sẽ làm gì? Đặt lệnh với số tiền lớn hơn để nhanh gỡ gạc lại, hay nhồi thêm thật nhiều lệnh giao dịch mới để tăng cơ hội kiếm tiền?
Thua lỗ là trạng thái giao dịch đen tối và lúc này tâm lý của nhà đầu tư cũng có thể bất ổn. Đặc biệt là những nhà đầu tư còn non kinh nghiệm thì lúc này rất dễ hoang mang, lo lắng.
Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn cảm thấy tuyệt vọng, thù oán thị trường. Họ cho rằng thị trường đã khiến họ mất sạch số tiền đang có.
Hãy tưởng tượng, chuỗi thua lỗ của bạn cũng giống như cái thùng bị thủng đáy. Trước khi nghĩ đến việc cho thêm nước vào để thùng mau đầy, bạn cần tìm cách bịt lại cái lỗ thủng lỗ.
Lúc này, giảm lệnh giao dịch cả về lượng và số mới chính là giải pháp an toàn. Ví dụ như, tài khoản bạn đang hao hụt đến 30%, hãy giao dịch như thể nó đang hao hụt đến 60%. Lúc này, rủi ro sẽ được giảm thiểu. Và bạn có đủ thời gian để bình tâm và đưa ra các quyết định tốt hơn.
Phương pháp này sẽ không có nhiều trong các sách dạy trading. Tuy nhiên, nó chính là bí kíp đã được các trader kinh nghiệm áp dụng. Bạn chỉ cần học hỏi theo và vận dụng nó vào trong giao dịch.
Rút lui không thể hiện bạn là người thất bại. Nó cho thấy bạn đang quản lý rủi ro trong trading theo cách tốt nhất, bắt đầu từ kiểm soát cảm xúc của mình.

Kết luận
Có thể thấy, 4 cách quản lý rủi ro trong trading trên đây không phải là chìa khóa để bạn trading có lợi nhuận. Muốn có được điều này, bạn cần phải học về kỹ thuật giao dịch cũng như đọc hiểu thị trường. Tuy nhiên, quản trị rủi ro sẽ là nhân tố quan trọng để bạn bảo toàn được số vốn. Từ đó, mới có thêm nhiều cơ hội để giao dịch và đạt được thành công.