Các nhà đầu tư luôn rất sợ và hoảng loạn khi gặp phải Panic Sell. Vậy, Panic Sell là gì, làm sao để hạn chế trong quá trình đầu tư giao dịch?
Đối với một Trader chuyên nghiệp, chắc hẳn không ai không quen thuộc và trải qua giai đoạn thấp thỏm với Panic Sell. Tuy nhiên, Trader mới gia nhập thì còn khá xa lạ và chưa biết phòng tránh hiệu quả, thuận lợi dẫn đến thua lỗ nặng.
Nguyên nhân dẫn đến Panic Sell là gì, làm sao để phòng tránh? Cùng Tamlygiaodich khám phá một cách chi tiết thông qua bài viết sau bạn nhé!
Trong bài viết này
Panic Sell là gì? Các thời điểm dễ xuất hiện Panic Sell nhất
Tình trạng bán tháo đầy “đẫm máu” Panic Sell đã từng thổi bay hàng nghìn tỷ đồng trong lịch sử. Hậu quả kéo theo hàng loạt các sự kiện hoảng loạn trong toàn thị trường tài chính thế giới.
Đó là lý do bất cứ nhà đầu tư nào cũng sợ hãi, hoang mang khi đề cập đến thuật ngữ này. Nếu là người mới bắt đầu giao dịch với Forex hoặc Crypto, bạn nhất định phải tìm hiểu rõ Panic Sell là gì. Cụ thể:
ìm hiểu thuật ngữ Panic Sell là gì?
Panic Sell thường được gọi với cái tên quen thuộc là bán tháo ồ ạt, bán tháo hoảng loạn. Thuật ngữ chỉ hành động của một hoặc một nhóm nhà đầu tư khi quyết định bán toàn bộ tài sản của mình để chuyển sang tiền mặt. Quyết định này bất chấp cả việc nó có hiệu quả hoặc tài sản có kỳ vọng tiềm năng hay không.
Hành động bán tháo diễn ra trong tâm lý sợ hãi của Trader khiến giá tài sản giảm xuống sâu nhưng hoàn toàn giả tạo. Nó không phản ánh chính xác giá trị nội tại của tài sản bị đem ra thanh lý toàn bộ.
Bán tháo hoảng loạn là một phản ứng tự nhiên của các nhà đầu tư khi những điều kiện trong thị trường không rõ ràng. Một khi không thể kiểm soát được, khủng hoảng tài chính xảy ra, nhà đầu tư sẽ gặp phải nguy cơ thiệt hại nặng nề.
Các giai đoạn báo động Panic Sell xuất hiện
Panic Sell được nhắc thường xuyên trên thị trường chứng khoán, Panic Sell Crypto cũng khá phổ biến. Thế nhưng tại môi trường Forex, thuật ngữ này hầu như không tồn tại, không gây hoang mang cho Trader.
Bởi, thị trường này không đòi hỏi Trader phải thực sự sở hữu tài sản giao dịch. Cho nên nó không thể xuất hiện trường hợp Trader phải bán tháo tài sản để thu về tiền mặt như đã đề cập.
Hiện tượng Panic Sell diễn ra theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Có tin tức hoặc sự kiện tiêu cực nào đó xuất hiện trên thị trường. Điều này dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư có tâm lý muốn bán tháo tài sản.
- Sau giai đoạn bán tháo diễn ra nhanh và ồ ạt như một xu hướng, mô hình nến đảo chiều sẽ hình thành.
- Phát hiện những tín hiệu xấu trong quá trình giao dịch, hàng loạt nhà đầu tư cũng chạy theo bán tài sản của mình.
- Biến động giá giảm ngày càng nhanh, mạnh ngay thời điểm đó, thậm chí tiếp tục trong một thời gian dài về sau.

Lý do hình thành và các biểu hiện phổ biến của Panic Sell
Khi giá tài sản trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng, các Trader thường đi đến quyết định bán tháo đồng loạt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, chẳng hạn như: Các chỉ số kinh tế toàn cầu có biểu hiện yếu kém, tình hình chính trị căng thẳng, thảm họa thiên nhiên, đại dịch,…
Mỗi đợt sụt giảm gây Panic Sell lại có đặc điểm khác nhau và trong kỹ thuật cũng được biểu hiện thành nhiều loại:
- Panic Sell Pullback: Mức độ sụt giảm tầm 5 – 10% so với mức sụt giảm cao nhất trong quá khứ. Pullback chỉ mang tính chất ngắn hạn, thường không làm thay đổi quá nhiều tâm trạng của nhà đầu tư.
Đôi khi nó cũng tạo cơ hội cho những người tâm lý ổn định mua được tài sản với giá vô cùng hời. Panic Sell Pullback không đáng báo động, không gây nhiều nguy cơ nguy hiểm cho nhà đầu tư nếu có kỹ năng phán đoán tốt.
- Panic Sell Correction: Mức độ sụt giảm khá cao trong khoảng 10 – 20%, lúc này thị trường đang thực hiện hoạt động điều chỉnh. Xu hướng giá sụt giảm có thể kéo dài lên đến vài tháng, sự nghiêm trọng bắt đầu nhen nhóm trong tâm lý các Trader.
Lo sợ thua lỗ ngày càng nặng nề, nhà đầu tư sẵn sàng bán toàn bộ tài sản để bảo toàn một phần tiền mặt. Panic Sell xuất hiện khiến nỗi sợ hãi của nhà đầu tư càng tăng lên nếu có sự can thiệp của phương tiện truyền thông.
- Panic Sell Bear Market: Mức độ sụt giảm này có thể diễn ra ít nhất trong 2 tháng, cao hơn 20% so với mức sụt giảm cao nhất trước đó. Bear Market hay đi kèm với một nền kinh tế chung đang suy thoái trên thế giới.
Niềm tin của các nhà đầu tư trong giai đoạn này đã cạn kiệt, thậm chí họ còn cảm thấy bi quan cùng cực. Tình trạng Panic Sell chính thức diễn ra ở mức độ nghiêm trọng nhất, chúng kéo dài và khó phục hồi.
Cả Pullback, Correction lẫn Bear Market đều xuất hiện như một giai đoạn của chu kỳ giá hoặc chu kỳ đầu tư. Sau tất cả, thị trường vẫn sẽ phục hồi tuy nhiên tùy theo mức độ sụt giảm mà thời gian chờ đợi nhanh hay chậm.

Bí quyết giúp hạn chế hiện tượng Panic Sell
Bạn cần phải làm sao khi thị trường xuất hiện hiện tượng Panic Sell, bí quyết hạn chế Panic Sell là gì? Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng từ Trader chuyên nghiệp, bạn tham khảo và lưu lại ngay nhé!
- Ngay từ khi bắt đầu đầu tư, bạn phải luôn chú trọng và xây dựng cho mình một tâm lý vững chắc, ổn định. Bất kỳ một sự biến động giá nào dù tiêu cực hay tích cực cũng không được nao núng, hoang mang.
Bởi, trên thực tế Panic Sell thường bị thúc đẩy từ cảm xúc của Trader nhiều hơn là lý do khách quan bên ngoài. Và khi bạn quyết định bán tháo tài sản, bạn cũng đang góp phần mình vào xu hướng Panic Sell.
- Chấp nhận chính là yếu tố bạn nên áp dụng giữa một thị trường đang rơi vào khủng hoảng bởi Panic Sell. Hầu như chúng sẽ phục hồi, vì thế bạn hãy sẵn sàng đối mặt, bình tĩnh xử lý vấn đề của mình cho tốt nhất.
- Biết rõ Panic Sell là gì, bạn hãy luôn đa dạng hóa các danh mục đầu tư, tránh việc tập trung vào một kênh. Như vậy khi Panic Sell xuất hiện, bạn cũng còn những khoản an toàn khác, chẳng hạn như Vàng hay ngoại hối,…
- Nếu xác định làm giàu với việc đầu tư, bạn nhất định không được ngừng học hỏi, tìm hiểu về kiến thức thị trường. Bạn phải am hiểu thật kỹ về các cuộc suy thoái do Panic Sell gây ra.
Điều này góp phần giúp bạn có thêm nhiều hướng xử lý hơn tùy theo từng tính chất của cuộc suy thoái.
- Ngoài ra, bạn hãy luôn giữ thái độ kiên quyết, dứt khoát, thiết lập tư duy đầu tư dài hạn thay vì tâm lý nóng vội làm giàu nhanh. Bất kể mức độ của Panic Sell là gì thì cũng sẽ phục hồi, nếu không hoảng loạn, biết đâu bạn sẽ hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai.

Kết luận
Các nhà đầu tư chưa từng biết đến Panic Sell là gì tâm lý rất dễ bị dao động trước các tình huống xấu. Hậu quả là khá nhiều tài sản bị thất thoát, có người còn “cháy” toàn bộ tài khoản, “trắng tay” chỉ trong chốc lát.
Hy vọng rằng, bài viết này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bán tháo ồ ạt. Bạn hãy áp dụng ngay để loại trừ triệt để nỗi sợ hãi, chiến thắng Panic Sell trên hành trình đầu tư chinh phục nhé! Theo dõi Tâm Lý Giao Dịch để cập nhật thêm nhiều chiến lược tâm lý hữu ích bạn nhé.