Market Sentiment là gì? Thuật ngữ này dùng để chỉ tâm lý thị trường, tức là cảm xúc của nhà đầu tư với thị trường, và đó là lý do để trader đưa ra quyết định giao dịch.
Tâm lý là yếu tố quyết định đến mọi hành động đầu tư của trader trong khi giao dịch tài chính. Chính vì vậy, khi bước vào thị trường này, yếu tố tâm lý thị trường là điều mà trader cần phải nắm bắt được.
Market Sentiment là gì? Thuật ngữ này chính là dùng để chỉ tâm lý thị trường – vấn đề mà chúng ta sẽ bàn đến trong bài viết này. Hiểu được Market Sentiment là một chuyện. Và quan trọng hơn, chính là làm thế nào để giao dịch hiệu quả với nó.
Trong bài viết này
Market Sentiment là gì?
Market Sentiment là gì? Thuật ngữ này chính là dùng để chỉ tâm lý thị trường. Đây chính là trạng thái cảm giác chung của các nhà đầu tư. Cảm giác này sẽ hình thành cảm xúc và trader sẽ đánh giá tương lai của thị trường thông qua cảm xúc đó.
Ví dụ, rất nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường đang tích cực và lạc quan. Đó là một kiểu thị trường tăng trưởng. Họ sẽ tập trung thực hiện các giao dịch mua vào.
Ngược lại, nếu nhà đầu tư cảm thấy thị trường có dấu hiệu bi quan, họ sẽ nhận định đó là một dạng thị trường tiêu cực. Xu hướng chung là họ sẽ chọn bán ra để cắt lỗ, bảo toàn vốn.
Khi thị trường nghiêng về bên này hay bên kia, tâm lý thị trường cũng bị thao túng. Mỗi nhà đầu tư đều sẽ có cách riêng của mình để lý giải về những biến động này. Họ cũng đưa ra dự đoán về xu hướng tiếp theo.
Trong chuỗi tâm lý đó, cũng có một số nhà đầu tư cho rằng thị trường sẽ diễn biến ngược lại số đông. Họ tìm cách chống lại xu hướng đang diễn ra, đang thống trị. Tức là họ tìm cách Bán khi thị trường tăng và Mua khi thị trường giảm.
Và đây chính là những nhân tố quan trọng tạo nên xu hướng đảo chiều của thị trường.
Tận dụng được Market Sentiment, các nhà đầu tư sẽ có chiến lược hợp lý nhất. Họ có thể đọc được xu hướng tiếp theo. Và khi đó, sẽ có các kiểu trạng thái tâm lý đỉnh điểm xuất hiện.

Hai trạng thái đỉnh điểm của tâm lý thị trường
Thị trường tài chính, cụ thể là chứng khoán, forex, tiền điện tử, hàng hóa… được vận hành thông qua tâm lý của nhà đầu tư. Cảm xúc chính là nhân tố thúc đẩy trader tiến hành giao dịch hay dừng lại.
Khi phân tích và tìm hiểu Market Sentiment là gì, trader cũng cần biết được 2 trạng thái đỉnh điểm của nó. Có rất nhiều trạng thái tâm lý trên thị trường. Nhưng có 2 trạng thái được xem là đỉnh của cảm xúc:
Sợ hãi
Cảm giác sợ hãi chính là kiểu tâm lý bi quan đỉnh điểm khi giao dịch. Cảm xúc này chi phối mọi hoạt động giao dịch. Nó có thể khiến nhà đầu tư thậm chí rời bỏ thị trường.
Sợ hãi xuất hiện khi thị trường ở trạng thái bi quan kéo dài. Tức là chuỗi giảm sâu tưởng chừng không hồi kết. Nhà đầu tư không tìm thấy tín hiệu lạc quan nào. Đối mặt với sự suy thoái này, rất nhiều trader cảm thấy sợ hãi. Từ đó họ càng ồ ạt bán khiến thị trường giảm sâu hơn.
Tham lam
Cảm giác này chính là thái cực đối nghịch với sự sợ hãi. Khi thị trường tăng trưởng lạc quan, nhiều trader cảm nhận sẽ còn tiếp tục tăng trưởng. Họ kỳ vọng thị trường tăng mạnh hơn và chờ đợi mức giá tốt hơn mới chốt lời.
Cảm xúc tham lam có thể đẩy thị trường đi lên theo chiều hướng tốt hơn. Nhưng nó cũng có thể tạo thành bi kịch nếu có biến động mạnh xảy ra.
Nhìn chung, nếu trader đủ tỉnh táo để phát hiện sự tham lam hay sợ hãi, họ sẽ chọn được thời điểm thoát hàng tốt nhất. Hoặc có thể chọn được thời điểm mua tốt nhất khi giá chạm đáy. Và đó chính là chân dung của những người thành công.

Đo lường và xác định Market Sentiment như thế nào?
Cách để xác định Market Sentiment là gì? Thông qua khối lượng giao dịch, trader có thể phần nào xác định được tâm lý thị trường đang tồn tại ở kiểu nào. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm trên thị trường tài chính.
Để có thể xác định chính xác tâm lý thị trường, nhà đầu tư có thể sử dụng một số công cụ dưới đây:
COT từ CFTC
COT chính là Cam kết của thương nhân. Thông tin này được công bố bởi CFTC – Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai. Thông báo được đưa ra ở Lịch kinh tế vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Nó thể hiện được bức tranh đầu cơ và thương mại.
Từ dữ liệu này, trader có thể phác thảo được động thái thị trường. Nhà đầu tư có thể nhận định được thị trường diễn tiến theo xu hướng hiện tại hay là có một bước ngoặt mới.

Chỉ số VIX
Chỉ số VIX – Volatility Index – là chỉ số biến động theo dõi giá quyền chọn và thực hiện đo lường biến động. Nó còn được gọi là chỉ số sợ hãi. Nó được sử dụng để trader tìm ra cơ chế tự bảo vệ mình trước những điều chỉnh giá của thị trường.
Hiểu đúng Market Sentiment là gì, bạn sẽ thấy được tâm lý thị trường ảnh hưởng thế nào đến giao dịch. Và VIX chính là một loại hình bảo hiểm cho giao dịch của bạn.
Chỉ số VIX càng cao thì xu hướng hiện tại càng có nhiều khả năng đảo chiều. Vì lúc này, sự sợ hãi tăng mạnh. Còn nếu chỉ số VIX bình ổn thì điều này chứng thực tâm lý thị trường đang rất ổn định. Xu hướng hiện tại sẽ có thể tiếp tục trong thời gian tới.
Chỉ số đo lường tâm lý cao-thấp
Đây cũng là một công cụ hữu ích để nhà đầu tư xác định tâm lý thị trường. Chỉ số này sẽ cho biết được số đông trong thị trường đang ở trạng thái tâm lý hoang mang hay phấn chấn.
Chỉ số này được xác định dựa trên biến động khối lượng giao dịch trong 52 tuần. Tổng khối lượng hướng đến mức cao nhất trong 52 tuần là bao nhiêu, mức thấp nhất trong 52 tuần đó là bao nhiêu. Nếu hướng nào có giá trị cao hơn thì cho thấy thị trường diễn tiến theo hướng đó là chủ yếu.
Tại các nền tảng giao dịch như xStation, trader hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để hỗ trợ giao dịch.

Chỉ số phần trăm tăng
Công cụ tiếp theo để bạn đo lường được giá trị Market Sentiment chính là chỉ số phần trăm tăng – Bullish Percentage Index. Chỉ số này sử dụng tín hiệu điểm, kết hợp với tín hiệu mua. Từ đó có thể liệt kê được số lượng giao dịch đã tạo ra các tín hiệu mua trong một giai đoạn nhất định.
Các nhà đầu tư áp dụng công cụ này có thể đo lường chính xác đến 80% tâm lý thị trường. Khi đã nhận định được diễn biến tâm lý, họ cũng dễ dàng hơn khi chọn các điểm vào lệnh, thoát lệnh.
Giao dịch hiệu quả với tâm lý thị trường
Đo lường tâm lý thị trường chính là cách hiệu quả để xác định được giá trị Market Sentiment. Từ những kết quả đo lường, nhà đầu tư có thể xác định được nên giao dịch thế nào. Họ cũng thuận lợi đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp, tránh để thị trường nuốt chửng.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cũng không nên chạy theo tâm lý đám đông. Hiệu ứng Fomo có thể là cái bẫy từ những cá mập. Nếu bạn đã có nhận định riêng của mình về thị trường, hãy đi theo con đường mà mình đã chọn. Đó mới chính là cách tốt nhất để bạn xây dựng được chiến lược giao dịch lâu dài.

Kết luận
Chúng ta đã tìm hiểu thuật ngữ Market Sentiment là gì. Tâm lý thị trường luôn là một nhân tố quan trọng để nhà đầu tư giao dịch. Thế nhưng, bạn cũng không nhất thiết phải chạy theo nó. Điều quan trọng hàng đầu là bạn cần có cho riêng mình một chiến lược giao dịch thật cụ thể và rõ ràng. Đó mới chính là nhân tố giúp bạn đi lâu dài.