Hiểu FOMO là gì sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong đầu tư, thuận lợi vượt qua rủi ro, thử thách. Từ đó tiến đến những giao dịch có tỷ lệ thành công cao hơn.
Hội chứng sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO), chủ quan luôn tồn tại trong tâm lý của những nhà đầu tư tài chính. Nó cực kỳ nguy hiểm và là nguyên nhân chủ yếu gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu cực.
Chẳng hạn như giao dịch thua lỗ, quyết định vội vã, sai lầm dẫn đến thất bại, thậm chí nghiêm trọng hơn còn “trắng tay”. Bài viết hôm nay, tamlygiaodich.com mời bạn đi tìm hiểu FOMO là gì cũng như làm sao để vượt qua nó thật nhanh chóng.
Trong bài viết này
Hiểu thuật ngữ FOMO là gì?
FOMO xuất phát từ việc viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out, một kiểu hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội. Tình huống hội chứng này diễn ra đa phần là khi con người đứng trước những trào lưu, xu hướng của đám đông.
Trong thị trường Forex, bạn đang theo dõi tỷ giá của một cặp hối đoái nào đó mà giá của chúng liên tục tăng lên. Cộng đồng Trader nảy ra rất nhiều câu chuyện bàn luận, tranh cãi thậm chí dự đoán về tương lai của nó.
Lúc này, tâm lý của bạn sẽ hình thành một loại hội chứng mong muốn mua cặp tiền tệ này về bất chấp giá đang tăng rất cao. Bạn lo lắng mình trở thành người đơn độc, “đứng ngoài cuộc chơi”.
Nếu không đầu tư bạn sẽ là người duy nhất không hưởng được lợi nhuận từ trào lưu đó. Tất cả được gọi chung là hội chứng FOMO.

Nguyên nhân nhà đầu tư bị FOMO tác động
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư bị chi phối bởi hội chứng FOMO. Trong đó không thể không nhắc đến những yếu tố chính sau đây:
Tâm lý không ổn định, hay lo sợ, tiếc nuối
Lý do hàng đầu khiến trạng thái FOMO được kích hoạt nằm ở yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Sự ám ảnh về làm giàu, phải thành công, chưa chuẩn bị tốt về mặt tinh thần trước khi tham gia thị trường tài chính,…
Tất cả khiến nhà đầu tư dễ dàng mất kiểm soát, không điều chỉnh được bản thân và đưa ra quyết định sai lầm. Hầu hết Trader mắc hội chứng Fear Of Missing Out sẽ có những hành động đi chệch lại với định hướng có sẵn ban đầu.
Thiếu kiến thức về thị trường dẫn đến bị cuốn theo số đông
Đối tượng thường gặp phải nguyên nhân này đều là các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường còn non yếu kinh nghiệm. Kiến thức về tài chính cực kỳ ít ỏi khiến họ sinh ra tự ti, không đủ tin tưởng vào bản thân mình.
Và những gì họ có thể làm chính là cố gắng học hỏi và đi theo những nhà đầu tư đi trước. Đôi khi họ không tự chủ và bị cuốn theo đám đông mà không kịp tìm hiểu các dấu hiệu tiềm ẩn “cạm bẫy” FOMO là gì.
Kỳ vọng quá lớn trong mỗi lần giao dịch trên thị trường
Bạn hãy nhớ rằng, không có bất cứ vấn đề nào đúng tuyệt đối hoặc sai 100%. Cho nên bạn không nên kỳ vọng một cách thái quá vào việc đầu tư.
Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc xuất hiện và tồn tại hiệu ứng FOMO ở tâm lý của bạn. Do đó, ý nghĩ chủ quan có thể “giết chết” một phiên giao dịch đầy tiềm năng bạn đang theo đuổi.
Có tâm lý tự tin hoặc tự ti quá mức khi đầu tư
Trader quá tự tin sẽ dần hình thành nên tính cách lơ là và không tập trung trong những hoạt động giao dịch của mình. Họ có thể bỏ qua một số biến động quan trọng trên sàn mà không hề hay biết.
Hoặc, nhiều người vì muốn chứng tỏ khả năng của bản thân trước người khác nên không chấp nhận việc phải dừng lại đúng lúc. Cuối cùng, hậu quả mà họ nhận được đa phần là sự ngậm ngùi, tiếc nuối.
Ngược lại, một số nhà đầu tư lại tỏ ra quá tự ti, không đủ bản lĩnh cũng như sự kiên định trong ý chí. Và đối tượng này thường dễ bị FOMO kiểm soát, thao túng nhất, nhanh chóng gạt bỏ mọi kế hoạch mình đề ra.
Khát vọng về chiến thắng và thành công quá cao
Những khao khát quá lớn, quá mãnh liệt thường sẽ tỷ lệ thuận với cảm giác thất vọng, sụp đổ điên cuồng. Trader mong muốn chiến thắng thật “đậm” trong những lần giao dịch, đầu tư đến khi gặp rủi ro thì không chấp nhận được.
Lúc này, tâm lý trở nên hỗn loạn, mất phương hướng khả năng sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào chứng FOMO.

Những nguy cơ nhà đầu tư sẽ gặp phải khi bị chi phối bởi FOMO là gì?
Trên thực tế, dù biết FOMO là gì nhưng rất ít người có thể vượt qua được nó nếu không biết cách. Trong đầu tư tài chính lại càng khó tránh FOMO hơn, thậm chí còn dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.
Nguy cơ nghiêm trọng nhất mà bạn gặp phải nếu để FOMO ảnh hưởng chính là thua lỗ nặng nề, mất cả vốn lẫn lãi.
Đó là lý do trong quá khứ các chuyên gia tài chính luôn khuyên người đầu tư cần tìm hiểu FOMO trong chứng khoán là gì trước khi tham gia vào lĩnh vực này. Hiện tại, việc Trade với Forex hay tiền điện tử cũng yêu cầu ở bạn điều này nếu muốn đầu tư hiệu quả cao.

Hướng dẫn kinh nghiệm vượt qua “bẫy” FOMO hiệu quả
Để vượt qua một cách dễ dàng, suôn sẻ, dĩ nhiên bạn nhất định phải biết nguyên nhân dẫn đến FOMO là gì. Sau đó, bạn xét theo từng lý do và đưa ra hướng xử lý tương ứng, như vậy mới có thể thoát khỏi hiệu quả.
Cụ thể, dưới đây là những kinh nghiệm mà các Trader chuyên nghiệp, thành công đã vượt qua “cạm bẫy” FOMO. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn những phương án tốt nhất, phù hợp nhất với mình nhé!
- Đầu tiên, bạn cần tích lũy cho bản thân mình vốn kiến thức đủ lớn về thị trường mà bạn tham gia (ví dụ như Forex hay chứng khoán, Crypto,…). Điều này giúp bạn có những phán đoán, phân tích chính xác hơn về xu hướng giá cả trên thị trường.
Như vậy, nếu có bất kỳ một trào lưu ồ ạt nào hình thành cũng không khiến bạn lo lắng, sợ hãi và bị vướng vào FOMO.
- Đặc biệt, bạn hãy luôn giữ tinh thần thật tỉnh táo, kiên định trước mọi tình huống trên thị trường. Tất cả những sự kiện, tin tức, dấu hiệu mà bạn nhận được đều phải được chọn lọc, nhận định kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.
- Cuối cùng, bạn nhớ cần thật mạnh dạn, bản lĩnh và dứt khoát trong các hành động cắt lỗ, chốt lời. Việc này có thể giúp bạn bảo đảm an toàn được một phần nào nguồn vốn của bản thân nếu gặp phải trường hợp không mong muốn.
Phần vốn này bạn dùng để tái đầu tư khi thị trường có những tín hiệu tích cực đối với kế hoạch của bạn.

Kết luận
Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm FOMO là gì cũng như hậu quả có thể gặp phải khi rơi vào FOMO. Nói tóm lại, tình trạng FOMO rất thường gặp ở tâm lý các nhà đầu tư tài chính, nhất là nhà đầu tư mới.
Muốn giải quyết triệt để hội chứng này, bạn cần có một sự hiểu biết nhất định về nguyên nhân dẫn đến nó. Từ đó hãy thật mạnh tay trong cách chống lại và vượt qua nó để quá trình giao dịch hạn chế rủi ro thua lỗ. Chúc bạn sẽ luôn có chiến lược giao dịch thành công và cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích cùng chúng tôi tại blog Tâm Lý Giao Dịch.