Sa chân vào bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán là con đường nhanh nhất dẫn đến sự thất bại của nhà đầu tư. Vậy làm thế nào để vượt qua cái bẫy này hiệu quả nhất?
Mắc kẹt trong những chiếc bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán sẽ dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt của các trader trong suốt quá trình đầu tư. Không những thế, việc thất bại, thua lỗ còn biến cuộc sống trong thực tế của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Vì thế, các nhà đầu tư của chúng ta cần vượt qua những chiếc bẫy này một cách hiệu quả và triệt để. Tham khảo ngay những phương pháp vượt bẫy hiệu quả được Tamlygiaodich tổng hợp ngay trong bài viết sau đây.
Bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán có những dạng nào?
Để tìm ra được phương pháp vượt bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán, đầu tiên các trader cần phải nắm bắt các bẫy này gồm những dạng nào? Trên thực tế, hiện nay, có hàng trăm dạng bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán.
Nhưng trong số đó, có 7 dạng bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán nổi bật nhất, phổ biến nhất và ảnh hưởng xấu đến hành vi của các nhà đầu tư nhật. Các bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán này bao gồm:
Bẫy tâm lý phòng thủ
Hay còn gọi là cơ chế phòng thủ, đây là dạng tâm lý chung của các nhà giao dịch, đặc biệt là các nhà giao dịch mới bắt đầu. Trong một vài trường hợp đầu tư thất bại, bạn thường không nghĩ rằng đó là lỗi do chiến lược của bạn.
Tư duy này hình thành là do sự tự tin thái quá từ bạn. Chính sự tự tin dư thừa này khiến bạn luôn biện hộ và phòng thủ cho chính bản thân mình. Thay vì nhìn nhận lại quá trình giao dịch để tìm ra lỗi, thì bạn phớt lờ tất cả và đổ lỗi do những tác nhân bên ngoài. Bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán này khiến bạn luôn dặm chân tại chỗ và không thể phát huy thêm những tiềm năng khác của bản thân.

Bẫy tâm lý bầy đàn
Hay còn được gọi là bẫy tâm lý chạy theo đám đông, mô tả sự đầu tư giống nhau hàng loạt từ một nhóm trader nào đó, từ đó các quyết định và thao tác của những nhà đầu tư này bị tác động theo một dạng bầy đàn. Khi mắc bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán này, nhà đầu tư luôn phải chịu ảnh hưởng từ góc nhìn của những nhà đầu từ khác.
Bẫy tâm lý bầy đàn rất phổ biến trong giới đầu tư tài chính, chứ không chỉ riêng thị trường chứng khoán. Lý do khiến các nhà đầu tư sa vào bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán này cụ thể như sau:
- Newbie chưa có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm tích lũy chưa đủ
- Chưa có sự chuyên nghiệp khi tham gia giao dịch trên thị trường
- Thiếu kỹ năng chọn lọc tin tức nền kinh tế – chính trị uy tín trên thị trường

Bẫy tâm lý phụ thuộc
Quy mô của mức độ rủi ro trong quá trình đầu tư được quyết định bởi khả năng tài chính, các giới hạn về nguồn vốn và thời gian giao dịch của các trader. Tâm lý phụ thuộc hay khung phụ thuộc là một thuật ngữ nói về xu hướng thay đổi khẩu vị đầu tư của các trader dựa theo các biến động chung trong thị trường.
Ví dụ dễ hiểu: Khẩu vị rủi ro của bạn nằm trong mức thấp khi thị trường có xu hướng đi xuống. Đồng nghĩa với việc khẩu rủi ro của bạn phải nâng cao hơn khi thị trường có xu hướng đi lên.
Bẫy tâm lý tự tin thái quá
Quá tự tin là một dạng bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán phổ biến nhất mà bất kỳ trader nào cũng mắc phải một lần. Khi rơi vào cái bẫy tâm lý này, nhà đầu tư như bị thao túng tâm trí vào những thời điểm cần đưa ra các nhận định và chiến lược đầu tư.
Khi quá tin vào chiến lược của mình, các nhà đầu tư sẽ thường quên đi việc phải đa dạng hóa mức độ rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều danh mục khác nhau. Và khi thật sự thất bại, những trader này sẽ dễ rơi vào sự bất ổn trong tâm lý nhất khi phải đối mặt với những biến động bất của thị trường nói chung và giá trị cổ phiếu nói riêng.
Bẫy tâm lý giảm thiểu tiếc nuối
Lấy ví dụ dễ hiểu cho dạng bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán này như sau: Tại thời điểm bạn bán ra một cổ phiếu với giá trị lợi nhuận là 20%, đạt mức kỳ vọng của bạn. Nhưng sau đó cổ phiếu bạn vừa bán ra vẫn tiếp tục tăng giá trị. Lúc này tâm lý tiếc rẻ vì đã quyết định bán ra quá sớm làm mất đi một khoản lãi sẽ xuất hiện trong tâm trí của nhà đầu tư.
Và ngược lại, khi thị trường đang đi theo xu hướng đi xuống, bạn vội vàng bán tháo cổ phiếu để bảo toàn vốn và sau đó thị trường đảo chiều. Tâm lý hối tiếc lúc này sẽ khiến bạn trở nên tham lam trong những giao dịch lần sau và bị sa bẫy.

Bẫy tâm lý sợ mất tiền
Không một ai mong muốn mất tiền do thua lỗ từ các giao dịch đầu tư chứng khoán. Nhưng nếu tâm lý lo sợ trước rủi ro mất tiền quá lớn thì khả năng cao nhà đầu tư còn mất nhiều tiền hơn như thế.
Chẳng hạn, một giao dịch vừa diễn ra của bạn có mức lỗ trong khoảng 20% – 25% do một nguyên nhân nào đó. Lựa chọn tiếp theo thường thấy ở các trader là tiếp tục đầu tư vào giao dịch thua lỗ đó. Nhưng giá trị chứng khoán không dễ dàng đảo chiều như vậy, và hành động “cố đấm ăn xôi” để tiếp tục giao dịch đó chỉ khiến khả năng mất tiền của bạn cao hơn cả nỗi lo gặp phải rủi ro của bạn.
Bẫy tâm lý tư duy chắp vá
Đây là một dạng bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán có liên quan mật thiết với bẫy tâm lý tư tin thái quá. Khi cảm xúc của bạn có xuất hiện tâm lý này, mọi quyết định của bạn đề dựa trên những tin tức bạn đúc kết được sẽ bị hay đổi vì thông tin khác chen vào.
Nhưng bạn đang mắc phải bẫy tâm lý này, nên bạn bỏ qua việc xác thực và phân tích nguồn tin mới mà cố gắng chỉnh sửa các chỉ số sao cho phù hợp với thông tin này. Từ đó chiến lược của bạn đi vào lối mòn và bị chắp vá thiếu chuyên nghiệp.

Một số phương pháp vượt qua bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán hiệu quả
Nếu bạn vẫn chưa chuẩn bị cho mình một phương pháp phù hợp để vượt bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán cho riêng mình thì tham khảo những gợi ý chi tiết sau đây của chúng tôi.
Chấp nhận những thất bại của bản thân trong quá khứ
Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi khi quyết định tham gia thị trường đầu tư tài chính. Vì thế, thay vì trốn tránh hay phủ nhận thì các trader hãy học cách tự tin đối mặt với nó một cách bình tĩnh nhất.
Chúng tôi hiểu rằng, việc đối mặt với sai lầm sẽ dẫn bạn đến những cảm xúc tiêu cực đeo bám về sau. Và từ đó các nhà đầu tư có xu hướng tự dằn vặt bản thân, bắt đầu đổ lỗi cho môi trường và những người thân xung quanh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, mọi sai lầm đều từ những quyết định của chính bạn mới có thể xảy ra. Vì thế hãy chấp nhận lỗi sai, tự đánh giá và nhìn nhận ra lỗi sai của bạn ở đâu. Từ đó, các nhà đầu tư của chúng ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu và tự tin hơn cho những giao dịch lần sau.
Tìm hiểu chính bản thân mình để tìm ra phương pháp giao dịch phù hợp nhất
Bạn cần hiểu rằng, trong rất nhiều trường hợp, bạn cần phải đưa ra những quyết định nhanh chóng, liên tục và có độ chính xác cao. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà đầu tư cần rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán như phân tích tin tức, thiết lập các chiến lược mục tiêu, phân bổ nguồn vốn,…
Để việc đáp ứng này trở nên hiệu quả hơn, nhà đầu tư cần xây dựng cho mình một công thức đầu tư giao dịch phù hợp với bản thân nhất. Các công thức này sẽ trở thành kim chỉ nam của bạn trong mọi giao dịch trong tương lai. Chỉ cần check lại các tiêu chí trong công thức trước khi ra quyết định đầu tư, là bạn đã có thể giảm thiểu được những rủi ro do các bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán gây ra.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, mỗi trader sẽ có style trade khác nhau phù hợp với thói quen giao dịch của họ. Vì vậy, hãy tìm hiểu tiềm năng của bản thân để xây dựng công thức đầu tư nêu trên. Nếu bạn vẫn không cảm nhận được khả năng của mình, hãy tham khảo công thức từ nhà đầu tư khác, nhưng không copy của họ. Mà hãy quan sát sự thành bại của họ trong một thời gian dài để rút ta công thức phù hợp với bản thân nhất.
Lập kế hoạch đầu tư chi tiết
Để giảm thiểu mọi rủi ro do bị bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán thao túng tâm lý, phương pháp tối ưu nhất là tạo lập cho chính mình một kế hoạch đầu tư chi tiết. Các mục cần thiết mang tính quyết định mà bản kế hoạch này cần có gồm: ngân sách đầu tư vào giao dịch, điểm stop loss và điểm take profit, điểm Sell và điểm Buy,… Và hãy tuân thủ nguyên tắc một lệnh mua của nhà đầu tư tốt nhất không vượt quá 5% khối lượng khớp lệnh trong một phiên.
Song song đó, bạn cũng cần đặt ra những câu hỏi cần thiết cho bản thân rằng Bạn sẽ làm gì khi trường hợp xấu nhất xảy ra? Khi bạn trả lời được câu hỏi này đồng nghĩa với việc bạn đã chuẩn bị sẵn tâm lý vững vàng cho mọi biến động sắp tới. Từ đó, không còn một bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán có thể khiến bạn mất bình tĩnh và lý trí nữa.

Trên đây, chúng tôi đã gợi ý bạn một số phương pháp vượt bẫy tâm lý giao dịch trong chứng khoán hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn có thể học cách nhìn nhận lại khả năng của bản thân và không còn bị cảm xúc của mình thao túng.
Chúc bạn luôn có một tâm lý vững vàng để gặp hái những giao dịch thành công trong những giao dịch sắp tới!