Lý thuyết sóng Elliott là gì? Đây là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư nhận định hành vi thị trường với tỷ lệ chính xác rất cao.
Sóng Elliott là gì? là thắc mắc của nhiều trader. Bởi lý thuyết sóng Elliott được áp dụng phổ biến trên thị trường Forex.
Tuy nhiên, muốn áp dụng thuần thục lý thuyết này, trader cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm. Do đó, trong bài viết này, Tamlygiaodich sẽ giúp trader hiểu rõ về loại sóng này và cách giao dịch hiệu quả với nó.
Sóng Elliott là gì?
Elliott là mô hình sóng được phát minh năm 1930 bởi Ralph Nelson Elliott – Chuyên viên Kế toán người Mỹ. Trải qua quá trình nghiên cứu, ông đã nhận thấy rằng thị trường luôn vận động theo quy luật chứ không biến động hỗn loạn như nhiều người vẫn nghĩ. Và quy luật đó chịu ảnh hưởng lớn từ tâm lý, cảm xúc của con người.
Cho đến ngày nay, lý thuyết sóng Elliott được áp dụng trong nhiều thị trường tài chính, trong đó có Forex. Về cơ bản, loại sóng này mô tả hành vi, tâm lý của con người như: Sự sợ hãi, cố chấp, hy vọng,… Theo thời gian, những tâm lý này thường không bị thay đổi.
Vì vậy, khi con người cùng phân tích, giải quyết 1 xu hướng trên biểu đồ với cảm xúc giống nhau thì tự khắc quyết định giao dịch của họ cũng tương tự nhau. Những hành vi này được thể hiện trên đường giá, do đó, những đợt sóng cũng thường lặp đi lặp lại.
Bên cạnh đó, theo nhận định của ông Elliott nếu thị trường không chuyển động, tức giá không tăng cũng không giảm thì đây là thị trường “chết”.
Trader cần nhớ rằng lý thuyết sóng Elliott giúp trader biết thị trường đang ở giai đoạn nào và giá có xu hướng dịch chuyển ra sao. Từ đó, xác định điểm vào lệnh chính xác hơn.
Cấu trúc của mô hình sóng Elliott
Sau khi tìm hiểu sóng Elliott là gì, chúng ta tiếp tục phân tích cấu trúc của sóng để biết cách vận dụng nó vào phân tích giá thị trường. Về cơ bản, mô hình sóng thường phát triển theo 2 giai đoạn là sóng đẩy và sóng điều chỉnh (hay sóng hồi).

Sóng đẩy
Giai đoạn này được tạo thành từ 5 sóng. Trong đó, sóng được đánh số 1, 3 và 5 là sóng tăng còn sóng số 2 và 4 là sóng giảm:
- Sóng 1: Thể hiện thị trường đang bắt đầu tăng lên. Điều này có nghĩa là nhiều trader thấy mức giá tại thời điểm này phù hợp với kế hoạch của họ nên họ đặt lệnh mua, từ đó, giá được đẩy lên cao.
- Sóng 2: Hình thành khi trader đã đạt được lợi nhuận như mong muốn và thực hiện đóng lệnh mua. Khi đó, giá có xu hướng giảm, tuy nhiên, đáy của sóng 2 không thấp như đáy của sóng 1.
- Sóng 3: Cũng tương tự như sóng 1, nó sẽ xuất hiện khi trader đặt lệnh mua nhiều làm giá đẩy lên cao.
- Sóng 4: Cũng tương tự sóng 2, nó xuất hiện khi thị trường đã tăng đủ và các trader thực hiện đóng lệnh. Tuy nhiên, con sóng giảm này không giảm quá mạnh vì các trader vẫn đang hy vọng giá còn tăng cao.
- Sóng 5: Đây là giai đoạn các trader đặt lệnh mua nhiều nhất, do đó, giá trong giai đoạn này cũng đắt nhất.
Một vấn đề mà trader cần để ý là trong 3 con sóng tăng thì luôn có 1 con sóng tăng mạnh nhất, dài nhất, thường là sóng 3 hoặc 5.
Sóng điều chỉnh

Sau giai đoạn sóng đầu tiên, thị trường có thể xuất hiện các con sóng đi ngược lại với giá hiện tại của thị trường.
Có thể hiểu đơn giản là: Khi thị trường đang có sóng 5 với xu hướng đi lên thì sóng điều chỉnh sẽ là các con sóng đi xuống hoặc đi ngang.
Một lưu ý trong giai đoạn sóng điều chỉnh chính là số lượng con sóng. Thông thường, giai đoạn này không có quá 5 đợt sóng mà chỉ dao động từ 3-5 sóng. Sóng điều chỉnh được cấu tạo từ 3 mô hình cơ bản là: Zigzag, tam giác và phẳng.
- Mô hình Zigzag: Cũng như tên gọi, mô hình sóng này thường bao gồm 3 con sóng nhỏ tạo thành chữ Z. Trong đợt sóng điều chỉnh có thể xuất hiện từ 2-3 mô hình Zigzag liên tiếp.
- Mô hình tam giác: Được tạo ra bởi 2 đường xu hướng, trong đó, 1 đường là đường kháng cự và đường còn lại là đường hỗ trợ. Mô hình này thường bắt gặp trong giai đoạn sideway – thị trường đi ngang. Tín hiệu nhận biết mô hình tam giác đơn giản nhất chính là lúc thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh sau các đợt tăng/giảm giá. Khi đó, biên độ của giá ngày càng hẹp, đây cũng là lúc đỉnh tam giác dần được hình thành.
- Mô hình phẳng: Đây là mô hình sóng khá quen thuộc với các trader. Không giống như mô hình Zigzag là các con sóng lên xuống mạnh, các đợt sóng trong mô hình phẳng chỉ di chuyển dập dềnh và chiều dài của mỗi con sóng khá tương đồng.
Nguyên tắc sử dụng sóng Elliott là gì?
Để vận dụng thành thạo lý thuyết sóng Elliott, trader cần nghiên cứu và thực hành rất nhiều. Ở giai đoạn mới bắt đầu, trader cần ghi nhớ 3 nguyên tắc của Elliott Wave, đó là:
- Trong 3 con sóng đẩy 1, 3, 5 thì con sóng 3 không bao giờ có độ dài ngắn nhất. Tuy nhiên, cũng không bắt buộc nó phải dài nhất.
- Mặc dù là sóng giảm nhưng đáy của sóng 2 không bao giờ thấp hơn điểm bắt đầu của sóng 1.
- Đáy của sóng 4 không thấp hơn đỉnh của sóng 1.
Bên cạnh đó, tùy vào hành vi giao dịch, biến động thị trường mà một số đặc điểm của sóng có thể thay đổi như:
- Sẽ có trường hợp đỉnh sóng 5 không cao hơn đỉnh sóng 3.
- Sóng 3 thường rất mạnh nên có thể có độ dài dài nhất trong 3 sóng tăng.
- Sóng giảm 2 và 4 có thể vượt khỏi các mức thoái lui Fibonacci.
Các bước giao dịch với sóng Elliott
Với các đặc điểm ưu việt trên, chắc hẳn nhiều bạn đọc đang thắc mắc về kinh nghiệm giao dịch với sóng Elliott là gì để mang lại hiệu quả cao nhất? Vậy hãy cùng tham khảo các bước để giao dịch với mô hình sóng này.
Phân tích thị trường

Tùy vào mô hình sóng trên thị trường mà bạn dự đoán xu hướng giá trong tương lai.
Ví dụ: Bạn nhận thấy mô hình Elliott đang hình thành trong xu hướng giảm và sóng điều chỉnh xuất hiện trong giai đoạn sideway rồi hình thành mô hình sóng phẳng. Khi đó, thị trường sẽ xuất hiện sóng đẩy mới ngay khi đợt sóng cuối của sóng điều chỉnh kết thúc.
Đặt lệnh
Tiếp tục phân tích với tình huống giả định trên, thời điểm thích hợp nhất để bạn đặt lệnh bán là lúc sóng cuối của sóng điều chỉnh bắt đầu hình thành. Nếu đặt lệnh vào thời điểm này bạn sẽ đuổi kịp xu hướng của đợt sóng đẩy mới.
Cắt lỗ
Đặt lệnh cắt lỗ giúp trader hạn chế rủi ro trong trường hợp thị trường biến động không như mong muốn. Với tình huống trên, điểm cắt lỗ tốt nhất là khu vực đỉnh của sóng 4, có thể cách đỉnh vài pips.
Muốn đầu tư Forex thành công với Elliott, trader cần lưu ý sóng điều chỉnh là công cụ hữu ích, giúp trader xác định thời điểm sóng đẩy mới hình thành, từ đó xác định điểm vào lệnh phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu sóng điều chỉnh được hình thành trong thị trường đang tăng thì bạn nên đặt lệnh mua. Ngược lại, với thị trường có xu hướng giảm thì bạn nên đặt lệnh bán khi phát hiện sóng điều chỉnh đang hình thành.

Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của hoifx.com liên quan đến khái niệm sóng Elliott là gì và cách vận dụng lý thuyết sóng Elliott hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý rằng bản chất của mô hình sóng này chỉ là lý thuyết chứ không hẳn là chỉ báo phân tích kỹ thuật.
Do đó, muốn vận dụng thành công, chúng ta cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy nên khi bắt đầu chơi Forex hãy dành thời gian tìm hiểu, thực hành với số vốn nhỏ để bản thân có nhiều kinh nghiệm trước khi thực chiến với số vốn lớn.
Hãy xem qua video tóm tắt
Tổng hợp một số câu hỏi về sóng Elliott
Sóng Elliott có mối quan hệ với Fibonacci không?
Câu trả lời là: Có. Khi nghiên cứu về tính chất toán học của sóng và các mẫu hình sóng, Ralph Nelson Elliott đã đi đến kết luận về mối quan hệ giữa Fibonacci và sóng Elliott rằng dãy số Fibonacci chính là cơ sở của Lý thuyết sóng Elliott.
Các mức thoái lui quan trọng của Fibonacci xuất hiện nhiều lần trong cấu trúc sóng Elliott, bao gồm cả mô hình sóng động lực và sóng điều chỉnh cơ bản và trong tất cả các dạng mẫu hình sóng phức tạp hơn của chúng.
Giao dịch theo sóng Elliott bắng cách nào?
Giao dịch với sóng Elliott qua các bước sau:
- Bước 1: Phân tích thị trường, nhận diện xu hướng
- Bước 2: Tiến hành vào lệnh
- Bước 3: Cắt lỗ
Sách về sóng ELLIOTT WAVE nào hay?
Sau đây là những cuốn sách hay về sóng ELLIOTT WAVE:
- Elliott Wave Principle
- Visual Guide to Elliott Wave Trading
- Harmonic Elliott Wave: The Case for Modification of R. N. Elliotts Impulsive Wave Structure